DIỄN ĐÀN 33K07.2 - ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN 33K07.2 - ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG


 
PortalTrang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Administrator
Chat với Quản trị Forum bằng Yahoo! Messenger
Quản trị diễn đàn
WEBSITE
 Trang chủ
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Latest topics
» Con gái và con trai 33k7.2 nghĩ gì về nhau?
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime22/3/2010, 13:08 by ocxao99

» Hoa Khôi 33k702
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime22/3/2010, 13:05 by ocxao99

» Tìm Một Vì Sao
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime26/11/2008, 20:24 by chungsinh

» TITANIC Version 2 ( Coi phim bằng hình đê)
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime26/8/2008, 18:34 by miss africa

» năm học mới
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime17/8/2008, 14:44 by miss africa

» Những bức ảnh miễn mình luận
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime17/8/2008, 14:31 by miss africa

» Chuyển Forum
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime17/8/2008, 01:51 by Administrator

» hichic!em oi la em!
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime14/8/2008, 19:33 by Administrator

» XIN GỬI ĐẾN CÁC BẠN BÀI THƠ :GIÓ CHIỀU VÀ NỖI NHỚ
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime13/8/2008, 21:36 by Administrator

» CÂU HỎI CHỜ CÁC BẠN GIẢI ĐÁP
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime13/8/2008, 20:26 by tuankhanh20

» anh nội phải chọn ai đây??
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime13/8/2008, 20:21 by dtmh_Anh_noi_dep_trai

» Thư viện học tấp cực lớn cho SV kinh tế
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime9/8/2008, 07:29 by Thelast_leaft

» Điểm thi học kỳ 2
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime8/8/2008, 08:51 by ThuyTrang

» why thế giới là thế
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime1/8/2008, 16:18 by meokhungpro

» Cùng thiết kế Logo cho lớp
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime31/7/2008, 21:07 by hoanglink

Thông Báo
Chuyển Forum
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime17/8/2008, 01:51 by Administrator
Forum lớp đã nâng cấp thành công và đưa vào thử ngiệm tại địa chỉ
33k72.com
Các bạn ghé thăm sử dụng.Nếu có thắc mắc gì thì cứ Pm trực tiếp mình


Comments: 0
Danh sách nhận học bổng
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime24/7/2008, 11:41 by Administrator


Comments: 0
Đã có điểm thi học kỳ 2 một số môn
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime19/7/2008, 11:05 by Administrator

HỌC KỲ III SẼ BẮT ĐẦU VÀO NGÀY 18/8
CÁC BẠN CHÚ Ý THEO DÕI TRÊN TÀI KHOẢN VÀ CHUẨN BỊ TIỀN HỌC PHÍ

lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol!


Comments: 0
Bình chọn
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime4/7/2008, 09:26 by Administrator


Comments: 0
Statistics
Diễn Đàn hiện có 57 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: mrhuy0905

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 718 in 131 subjects
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 46 người, vào ngày 2/11/2023, 12:57
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Thelast_leaft
Sứ giả
Sứ giả
Thelast_leaft


Tổng số bài gửi : 65
Age : 34
Đến từ : Hình như là....Quảng Bình:D
Name : Long Nguyễn Viết
Registration date : 05/06/2008

Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam   Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Icon_minitime5/6/2008, 21:58

Năm 2007, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt từ hơn 6% năm 2006 lên 12,69% năm 2007. Nguy cơ tỷ lệ lạm phát tiếp tục ở mức cao trong năm 2008 là rất rõ ràng khi chỉ riêng hai tháng đầu năm, tỷ lệ này đã ở mức 5,94% so với 2007. Nếu chúng ta dùng các biện pháp tác động tích cực thì tỷ lệ lạm phát năm 2008 có thể xoay quanh mức17%.

Nhận diện lạm phát ở Việt nam

Lạm phát hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làm cho lạm phát càng trở nên phức tạp.

Lạm phát tiền tệ

Do việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ không nghiêm, có thể chưa phù hợp nên việc phát huy tác dụng của chính sách không được như mong muốn. Quản lý yếu kém dẫn tới lượng cung tiền trong lưu thông đã vượt quá lượng tiền cần có trên thị trường nhiều lần do đó dẫn tới lạm phát.

Có thể kể ra các nguyên nhân trực tiếp làm lượng cung tiền tăng lên như sau:

Thứ nhất, chi tiêu ngân sách ngày càng lớn. Chi tiêu ngân sách năm sau cao hơn năm trước do yêu cầu phát triển tế xã hội đòi hỏi các điều kiện hạ tầng như đường xá, cầu cống, bến cảng, các khu đô thị, khắc phục hậu quả của thiên tai ... Trong đó có nhiều các vụ việc tiêu cực, hiệu quả chi tiêu ngân sách thấp, nhiều công trình kéo dài, tốn kém, hiệu quả thấp. Những khoản chi tiêu ngân sách này đã đưa một lượng tiền mặt lớn ra thị trường.

Thứ hai, quản lý tiền mặt kém hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều đơn vị như Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty bảo hiểm, ... liên quan tới công tác lưu hành tiền tệ. Lượng tiền cần có (D) để cân đối với hàng hoá không đồng nhất với lượng tiền mặt thực tế đang có trên thị trường. Lượng tiền này không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mặt thực tế (T) mà còn phụ thuộc vào vòng quay đồng tiền (V), chúng tỷ lệ thuận với nhau theo công thức: D = T . V.

Lượng tiền D cân đối với hàng cần phải được kiểm soát chặt và thường ổn định trong một thời gian thích hợp có lợi cho sự phát triển kinh tế. Khi có nhu cầu tăng D, các nhà quản lý thường tăng vòng quay của đồng tiền (V), hạn chế tăng T. Vấn đề này rấ quan trọng cả đối với quản lý vĩ mô và quản lý vi mô.

Song việc có nhiều thành viên tham gia vào cơ chế lưu hành tiền tệ như trên đã khiến cho công tác quản lý trở nên phức tạp và kém hiệu quả. Nhiều cơ sở ngân hàng, phi ngân hàng tham gia kinh doanh tiền tệ thường chỉ quan tâm tới lợi nhuận, tới vốn. Do vậy vòng quay tiền mặt ít được chú ý, khiến cho việc quản lý V càng khó khăn phức tạp hơn. Khi có nhu cầu tăng D, thay vì việc tìm giải pháp tăng vòng quay đồng tiền (V) lại tăng lượng cung tiền mặt vào lưu thông, làm cho lượng tiền mặt có trong lưu thông (T) thường xuyên tăng lên. Lượng tiền nhiều trong lưu thông khiến cho thu chi tiền mặt dễ dàng, xuất hiện toạ chi ở nhiều doanh nghiệp, vòng quay đồng tiền (V) thực tế đã tăng lên. Điều này khiến cho D càng lớn gây mất cân đối trầm trọng giữa tiền (D) và hàng, làm lạm phát gia tăng đột biến.

Thứ ba, ngoại tệ tăng mạnh. Năm 2007 đầu tư nước ngoài vào Việt nam tăng cao, kiều hối cũng tăng đáng kể, riêng hai khoản này cũng đã gần 30 tỷ USD. Với lượng tiền đó đòi hỏi phải có lượng tiền VNĐ lớn tung ra thị trường, làm cho lượng tiền mặt trên thị trường tăng lên.

Thứ tư, sức hút của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh trong thời gian qua đã hút một lượng tiền lớn vào đây. Ngoài lượng tiền nhàn rỗi trong dân được huy động, lượng vốn bằng tiền còn được huy động thông qua vay ngân hàng, rút tiết kiệm, bán tài sản (do thay đổi mục tiêu kinh doanh), từ các nhà đầu tư nước ngoài,....

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác là tâm lý hoang mang của người dân trước giá cả thị trường tăng cao, đồng tiền giảm giá nhanh chóng. Để bảo toàn vốn của mình, các nhà đầu tư cũng như dân chúng đã chuyển sang mua vàng hoặc kim loại quý, đá quý khác thay vì dùng vốn đó kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm. Do vậy một lượng tiền lớn được tung vào lưu thông đã làm cho lạm phát trầm trọng hơn.

Tất cả những nhân tố trên làm cho lượng tiền mặt thực tế có trong lưu thông (T) tăng lên quá nhiều, vượt xa lượng tiền mặt thực tế cần có.

Lạm phát cầu kéo

Lạm phát cầu kéo có nguyên nhân bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế, vì vậy loại lạm phát này thường chỉ diễn ra đối với từng nền kinh tế cá biệt. Lạm phát cầu kéo do tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô đầu tư lớn và dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, vượt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên tiềm năng của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển nóng khiến cho nhu cầu quá lớn trong khi khả năng cung ứng có hạn, mất cân đối này làm giá cả tăng liên tục với tỷ lệ cao. Năm 2006, 2007 nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng phát triển nóng. Điều này thể hiện rõ nhất ở mất cân đối cao giữa cung cầu, cung luôn thấp hơn cầu (năng lượng, nhân lực chất lượng cao, tắc nghẽn mạch thông tin liên lạc, hạ tầng quá tải, công trình – dự án chậm tiến độ ...). Chúng ta đang tập trung mọi nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,5 – 9% trong năm 2008, điều này sẽ dẫn tới mất cân đối cung cầu hơn nữa và sẽ làm lạm phát tăng cao hơn.

Lạm phát chi phí đẩy

Lạm phát chi phí đẩy do giá vật tư đầu vào tăng. Trong năm qua, nhiều loại nguyên vật liệu giá tăng rất cao như dầu mỏ, than đá, sắt thép, nhựa, … Những loại chi phí tăng lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất cao đối với nhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệp tăng giá bán hàng hoá của mình. Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thị trường tăng mạnh mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát.

Năm 2007 và năm 2008, giá dầu tăng cao tác động tới hầu hết các ngành sản xuất trong nước, dẫn tới tăng giá bán ở đầu ra. Trong năm qua, không ngành sản xuất nào trong nước cưỡng lại được xu thế này, bao gồm cả ngành giao thông vận tải, than, khai thác đá, luyện cán thép... sắp tới là ngành điện.

Lạm phát chi phí đẩy mang tính toàn cầu song mức độ diễn ra ở mỗi nước có khác nhau. Những nền kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm sẽ không lạm phát, tăng giá dầu chỉ là yếu tố dẫn tới tăng giá trong nước. Đối với những nền kinh tế tăng trưởng nóng như Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ, giá dầu tăng đã thực sự đẩy lạm phát cao. Do vậy, việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ những nền kinh tế tăng trưởng nóng cũng bao hàm việc nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó.

Những giải pháp kiềm chế lạm phát

Từ những vấn đề đã được nêu ở trên, tác giả cho rằng trong ba loại lạm phát tích hợp xuất hiện trong nền kinh tế thì lạm phát tiền tệ là nguy hiểm và khó kiềm chế, cần được quan tâm chú ý đặc biệt. Những giải pháp được đề xuất sẽ bao gồm cả trước mắt và lâu dài.
PGS.TS Lưu Văn Nghiêm - Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-Em8FDvElc6PFS1O3YdRwMxhE6hjy
 
Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN 33K07.2 - ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG  :: BLOG KINH TẾ-
Chuyển đến