DIỄN ĐÀN 33K07.2 - ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN 33K07.2 - ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG


 
PortalTrang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Administrator
Chat với Quản trị Forum bằng Yahoo! Messenger
Quản trị diễn đàn
WEBSITE
 Trang chủ
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Latest topics
» Con gái và con trai 33k7.2 nghĩ gì về nhau?
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime22/3/2010, 13:08 by ocxao99

» Hoa Khôi 33k702
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime22/3/2010, 13:05 by ocxao99

» Tìm Một Vì Sao
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime26/11/2008, 20:24 by chungsinh

» TITANIC Version 2 ( Coi phim bằng hình đê)
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime26/8/2008, 18:34 by miss africa

» năm học mới
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime17/8/2008, 14:44 by miss africa

» Những bức ảnh miễn mình luận
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime17/8/2008, 14:31 by miss africa

» Chuyển Forum
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime17/8/2008, 01:51 by Administrator

» hichic!em oi la em!
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime14/8/2008, 19:33 by Administrator

» XIN GỬI ĐẾN CÁC BẠN BÀI THƠ :GIÓ CHIỀU VÀ NỖI NHỚ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime13/8/2008, 21:36 by Administrator

» CÂU HỎI CHỜ CÁC BẠN GIẢI ĐÁP
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime13/8/2008, 20:26 by tuankhanh20

» anh nội phải chọn ai đây??
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime13/8/2008, 20:21 by dtmh_Anh_noi_dep_trai

» Thư viện học tấp cực lớn cho SV kinh tế
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime9/8/2008, 07:29 by Thelast_leaft

» Điểm thi học kỳ 2
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime8/8/2008, 08:51 by ThuyTrang

» why thế giới là thế
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime1/8/2008, 16:18 by meokhungpro

» Cùng thiết kế Logo cho lớp
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime31/7/2008, 21:07 by hoanglink

Thông Báo
Chuyển Forum
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime17/8/2008, 01:51 by Administrator
Forum lớp đã nâng cấp thành công và đưa vào thử ngiệm tại địa chỉ
33k72.com
Các bạn ghé thăm sử dụng.Nếu có thắc mắc gì thì cứ Pm trực tiếp mình


Comments: 0
Danh sách nhận học bổng
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime24/7/2008, 11:41 by Administrator


Comments: 0
Đã có điểm thi học kỳ 2 một số môn
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime19/7/2008, 11:05 by Administrator

HỌC KỲ III SẼ BẮT ĐẦU VÀO NGÀY 18/8
CÁC BẠN CHÚ Ý THEO DÕI TRÊN TÀI KHOẢN VÀ CHUẨN BỊ TIỀN HỌC PHÍ

lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol!


Comments: 0
Bình chọn
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime4/7/2008, 09:26 by Administrator


Comments: 0
Statistics
Diễn Đàn hiện có 57 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: mrhuy0905

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 718 in 131 subjects
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 46 người, vào ngày 2/11/2023, 12:57
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Go down 
Tác giảThông điệp
Thelast_leaft
Sứ giả
Sứ giả
Thelast_leaft


Tổng số bài gửi : 65
Age : 34
Đến từ : Hình như là....Quảng Bình:D
Name : Long Nguyễn Viết
Registration date : 05/06/2008

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Empty
Bài gửiTiêu đề: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ   TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Icon_minitime5/6/2008, 21:52

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát là bài toán luôn thường trực trên bàn nghị sự của các Chính phủ nhưng cũng khó giải nhất đối với tất cả các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường tăng trưởng lại cực kỳ khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững được trong dài hạn, vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Nổi bật nhất là hiện tượng tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng và không phải quốc gia nào cũng tìm được cách “hạ nhiệt” an toàn. Trung Quốc cũng đã nhiều lần tìm các giải pháp để hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, có lúc lên tới hai con số. Bên cạnh đó, tính chu kỳ của nền kinh tế không chừa bất kỳ quốc gia nào, ngay cả đối với những nền kinh tế được gọi là “thần kỳ”.
Nền kinh tế nước ta mới chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy thời gian chưa nhiều, đủ để phát hiện và khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế, song những biểu hiện của nó đã xuất hiện tương đối rõ. Kể từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn thăng trầm: năm 1986 – 1991 chỉ tăng trưởng 4,7%/năm; năm 1992 – 1997 tăng trưởng tới 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%; năm 1998 – 2001 lại hạ xuống còn khoảng 6%/năm và năm 2002 – 2005 phục hồi với trên 7,6%/năm.
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, có nhiều nước dựa vào mô hình tăng nhanh đầu tư, dù phải chấp nhận gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nghĩa là tăng trưởng cao bằng mọi giá. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 2 con số, đồng thời lạm phát cũng gia tăng, nền kinh tế phát triển quá “nóng”, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng hoảng không thể tránh khỏi. Tuy vậy, một số nhà kinh tế vẫn ủng hộ quan điểm chấp nhận khủng hoảng (khủng hoảng lạm phát cao, khủng hoảng nợ, khủng hoảng thâm hụt ngân sách nhà nước) và coi đó như một nhân tố thúc đẩy cải tổ cơ cấu nhanh hơn, có hiệu quả hơn và do đó tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tóm lại, đây là mô hình tăng trưởng nhanh “lồi lõm” nhưng xu hướng chung vẫn đưa nền kinh tế đạt trình độ cao hơn.
Quan điểm thứ hai đang được nhiều nước ủng hộ là tăng trưởng ổn định. Từ góc độ kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ sở vững chắc cho những bước phát triển trong tương lai, hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế “theo đường thẳng”, nghĩa là không có hay giảm thiểu khủng hoảng. Bản chất của nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh ra những nhân tố gây khủng hoảng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, nên các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhạy cảm và thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với tình hình. Đây không phải là một việc dễ dàng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng chỉ có thể duy trì được dài hạn nếu ở mức vừa phải, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng mức đó không quá 6 – 8%/năm. Muốn quy mô GDP năm 2010 gấp đôi so với năm 2000 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm phải đạt 7,2%, tức là nằm trong khung 6 - 7%/năm.
Bài toán khó giải nhất hiện nay là kiềm chế tăng giá trong khi vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Theo quy luật kinh tế chung, tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát tăng thường song hành với nhau. Kinh nghiệm cho thấy lạm phát chỉ cản trở tăng trưởng khi lên đến mức 2 con số, do đó, trong giai đoạn năm 2006 – 2010 nói chung, năm 2008 nói riêng cần cân nhắc phương án đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát, trong đó, theo chúng tôi, nên ưu tiên mục tiêu tăng trưởng. Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao 8 – 9%/năm, đồng thời, kiềm chế tốc độ lạm phát dưới 2 con số nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Lý thuyết cũng như thực tiễn đều chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến lạm phát là những sai lầm trong chính sách tài khoá - tiền tệ, đồng thời, hai công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng để kiềm chế lạm phát cũng chính là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Thực tế ở nước ta lại không theo “truyền thống” đó. Từ các báo cáo chính thức của Quốc hội, của Chính phủ, các số liệu thống kê công bố đến các bài báo kinh tế, các thông tin đại chúng, mỗi khi đề cập đến tăng trưởng và lạm phát lại không hoặc ít nhắc tới tài chính tiền tệ. Gần đây, các số liệu, tài liệu về ngân sách nhà nước nói chung, về chính sách tài khoá nói riêng, được công khai hơn rất nhiều so với trước đây, song hầu như chỉ dừng lại ở phân tích mức độ hoàn thành dự toán ngân sách hay thay đổi thuế suất đối với thuế nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược. Trong khi đó, chính sách tiền tệ hầu như ít được nhắc tới, thậm chí có những thời điểm còn được cho rằng, không liên quan đến diễn biến giá cả, lạm phát.
Về bản chất, chính sách tài khoá tác động rất mạnh tới tăng trưởng và lạm phát, đặc biệt là đối với mô hình kinh tế như của Việt Nam hiện nay, từ cả phía thu ngân sách, chi ngân sách cũng như qui mô bội chi ngân sách nhà nước và cách thức bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước luôn được coi là nguyên nhân trực tiếp, cơ bản dẫn đến lạm phát. Bên cạnh đó, nếu chính sách tài khoá là công cụ vĩ mô tương đối cứng nhắc, thiếu độ linh hoạt vì mỗi sự thay đổi dự toán chi ngân sách hay thay đổi thuế suất từng sắc thuế đều phải thực hiện theo những quy trình tương đối phức tạp, thì ngược lại, chính sách tiền tệ lại đặc trưng bởi mức độ linh hoạt rất cao, thậm chí trong trường hợp “cố định” chính sách tài khoá thì chính sách tiền tệ trở thành công cụ duy nhất, hữu hiệu nhất để thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát.
Trong một vài năm trở lại đây, nổi bật nhất trong sử dụng chính sách tài khoá chỉ là liên tục điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu, bù lỗ cho một số mặt hàng theo diễn biến “bất ổn định” của thị trường quốc tế, đổ lỗi cho công tác dự báo thị trường yếu kém và kêu gọi tiết kiệm. Chính sách tiền tệ còn đáng ngạc nhiên hơn với cố gắng chứng minh sự “vô can” trong việc giá cả leo thang, cố tình “quên” mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát.
Một điểm đáng ngạc nhiên từ năm 2004 đến nay là, để kìm hãm tốc độ tăng giá có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát, chúng ta đã chủ trương đặt trọng tâm vào các công cụ tài chính giá cả như cắt giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, hạn chế điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, hạn chế điều chỉnh tiền lương tối thiểu, cắt giảm chi phí sản xuất,…trong khi hầu như “cố định” các công cụ của chính sách tiền tệ, chỉ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mà không có động thái rõ ràng nào đối với chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái. Hiệu quả của chủ trương này như thế nào còn cần thời gian để kiểm chứng song nó cho thấy dường như chúng ta quen sử dụng các công cụ can thiệp của Nhà nước hơn là các công cụ thị trường linh hoạt. Trong khi đó tất cả các nước có nền kinh tế thị trường đều thừa nhận vai trò quyết định của điều chỉnh lãi suất mỗi khi muốn kiểm soát tốc độ tăng giá và lạm phát, chỉ riêng nước ta dường như lại có cách làm khác.
Trong hoạch định chính sách tài chính tiền tệ cũng cần tính tới “tính lây truyền” của lạm phát trên thế giới khi mức độ mở cửa thị trường tăng và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế. Theo một nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với nhóm 23 nền kinh tế thị trường mới nổi trong giai đoạn năm 1970 – 1999, tốc độ lạm phát ở nhóm quốc gia này có mối quan hệ chặt chẽ với lạm phát toàn cầu không kém mối quan hệ với thâm hụt ngân sách. Những biến động giá cả từ đầu năm 2004 tới nay cho thấy phần nào những chính sách điều tiết vĩ mô của chúng ta dường như chưa theo kịp tốc độ hội nhập mở cửa nên không thể giải quyết một cách nhất quán và hiệu quả những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Cũng cùng sức ép từ biến động giá quốc tế, thậm chí cường độ tác động còn mạnh hơn do mức độ mở cửa cao hơn, song hầu hết các nước quanh chúng ta đều kiểm soát tốt giá cả và lạm phát trong khi duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là Trung Quốc. Rõ ràng, chúng ta cần rút ra những bài học kinh nghiệm về kiềm chế lạm phát từ thực tế này. Theo chúng tôi, nên tập trung trí tuệ và sức lực vào việc tìm ra giải pháp kiềm chế tốc độ tăng giá hiện nay nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của chúng ta trong “hệ quy chiếu” thị trường, hội nhập và mở cửa kinh tế.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 8 – 8,5% trong khi kiềm chế tốc độ lạm phát dưới 2 con số cần phối hợp đồng bộ chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Thực tế diễn biến thị trường quốc tế năm 2004 – 2007 không thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng cao của chúng ta nên việc theo dõi thị trường và kịp thời điều chỉnh chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hay thắt chặt trong từng giai đoạn phát triển là chìa khoá đối phó hữu hiệu với những cú sốc trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập của Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/blog-Em8FDvElc6PFS1O3YdRwMxhE6hjy
 
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tài liệu Kinh Tế Vĩ Mô
» Chùm ảnh quân sự
» Thư viện học tấp cực lớn cho SV kinh tế
» Tài liệu môn Luật Kinh Tế
» Tiền, tình và kinh doanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN 33K07.2 - ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG  :: BLOG KINH TẾ-
Chuyển đến